Sự thống trị về kinh tế của Chủ nghĩa thực dân mới Chủ_nghĩa_thực_dân_mới

Tổng thống Mỹ Harry S. Truman gặp Mohammad Mosaddeq, Thủ tướng Iran, năm 1951. Mosaddeq, người đã bắt đầu quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ thuộc sở hữu của Mỹ và Anh tại Iran, đã bị lật đổ vào ngày 19 tháng 8 năm 1953, trong cuộc đảo chính đứng đầu bởi Tướng Fazlollah Zahedi, người đã nhận tài trợ bởi chính phủ Anh và Mỹ Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và trung tướng Olusegun Obasanjo diễu hành tại Lagos, Nigeria, tháng 4-1978. Obasanjo đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính ba năm trước đó, và trở thành lãnh đạo của một quốc gia nhiều dầu mỏ.

"Chúng ta, những nước gọi một cách lịch sự là "đang phát triển", thực ra là các thuộc địa, các nước bán thuộc địa hoặc phụ thuộc. Chúng ta là những quốc gia có nền kinh tế đã bị bóp nghẹt bởi chủ nghĩa đế quốc, trong đó các ngành công nghiệp hoặc nông nghiệp cần thiết để bổ sung cho nền kinh tế phức tạp của mẫu quốc được phát triển một cách bất thường. 'Đang phát triển', hay đang bị bóp nghẹt sự phát triển, bị chuyên môn hóa quá mức để sản xuất nguyên liệu, gây ra mối đe dọa nạn đói cho tất cả các dân tộc chúng ta. Chúng ta, "những nước kém phát triển", chỉ có những cây trồng duy nhất, sản phẩm duy nhất, thị trường duy nhất. Sản phẩm được mua bán không bình đẳng mà phụ thuộc vào những áp đặt và điều kiện của duy nhất một thị trường đó. Đó là công thức tuyệt vời cho sự thống trị kinh tế của chủ nghĩa đế quốc."

— Che Guevara, Cách mạng Marxist, 1961 [32]

Trong phạm vị sử dụng rộng hơn, Chủ nghĩa thực dân mới là sự áp đặt của các cường quốc và các tổ chức kinh tế xuyên quốc gia, vào công việc nội bộ của các nước nghèo. Trong ý nghĩa này, Chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức hiện đại của Chủ nghĩa đế quốc kinh tế: các cường quốc hành xử với những quyền hạn tương tự như chủ nghĩa thực dân đã từng làm, chỉ khác là ở trong thế giới hậu thuộc địa.

Thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự-chính trị, quyền lực của Chủ nghĩa thực dân mới được cho là việc sử dụng các chính sách tài chính và thương mại để thống trị các quốc gia kém phát triển. Các nước lớn cấp những khoản cho vay, viện trợ với lãi suất cao, áp đặt điều kiện để duy trì sự "kiểm soát lỏng" đối với các quốc gia nhỏ (xem thêm trong cuốn Học thuyết về hệ thống Thế giới của Immanuel Wallerstein).

Các cường quốc mạnh mẽ duy trì một sự hiện diện liên tục trong nền kinh tế của các nước thuộc địa cũ, đặc biệt là liên quan đến nguyên liệu như dầu mỏ, than đá, nông sản... Các cường quốc lớn bị buộc tội đã can thiệp vào sự quản lý kinh tế tại các quốc gia yếu để duy trì dòng chảy của các nguyên liệu tới nước họ với giá cả rẻ mạt, nhằm mang lại lợi ích cho các nước phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia.

Học thuyết phụ thuộc

Cơ sở của học thuyết về chủ nghĩa thực dân kinh tế được thể hiện qua Học thuyết phụ thuộc. Điều này xuất phát từ các lý thuyết khoa học xã hội, cả hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, xác định quan điểm cho rằng có một trung tâm của các quốc gia giàu có và một nhóm ngoại vi gồm các quốc gia nghèo, kém phát triển. Tài nguyên bị hút từ ​​nhom nước ngoại vi và chảy về các nước giàu ở trung tâm để duy trì tăng trưởng kinh tế và sự giàu có của họ.

Một khái niệm trung tâm là việc xóa đói giảm nghèo của các nước trong vùng ngoại vi là kết quả sự hội nhập của họ với "hệ thống thế giới", một cái nhìn tương phản với các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do, những người lập luận rằng các quốc gia này đang phát triển theo con đường dẫn đến hội nhập đầy đủ. Lý thuyết này dựa trên phân tích của chủ nghĩa Marx về sự bất bình đẳng trong hệ thống thế giới, cho rằng tình trạng kém phát triển của các nước miền Nam bán cầu là hậu quả trực tiếp từ sự phát triển ở miền Bắc bán cầu. Đây là cơ sở của nhiều lý thuyết Mác-xít trong các lý thuyết về nước "bán thuộc địa", từ cuối thế kỷ 19.[33]

Những người ủng hộ các lý thuyết này bao gồm Federico Brito Figueroa, nhà sử học Venezuela, người đã viết nhiều tác phẩm về các nền tảng kinh tế xã hội của cả chủ nghĩa thực dân cổ điển và chủ nghĩa thực dân mới. Các công trình và lý thuyết của Brito đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ của Tổng thống Venezuela hiện tại, ông Hugo Chávez.

Chiến tranh Lạnh

Bài chi tiết: Chiến tranh Lạnh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_thực_dân_mới http://www.globalresearch.ca/isis-leader-abu-bakr-... http://www.afrique-du-nord.com/article.php3?id_art... http://www.arabesques-editions.com/fr/biographies/... http://www.foreignpolicyjournal.com/2015/10/05/neo... http://www.globallearning-cuba.com/blog-umlthe-vie... http://www.gulf-daily-news.com/NewsDetails.aspx?st... http://moroccantimes.com/2014/07/nsa-documents-rev... http://www.parapundit.com/archives/001076.html http://www.thirdworldtraveler.com/Imperialism_Neoc... http://time.com/2992269/isis-is-an-american-plot-s...